DIỄN ĐÀN KỸ SƯ M&E
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỄN ĐÀN KỸ SƯ M&E

ĐI TĂT ĐÓN ĐẦU, NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN THỰC TẾ
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Những quy tắc trong giao tiếp

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 61
Join date : 24/10/2012

Những quy tắc trong giao tiếp Empty
Bài gửiTiêu đề: Những quy tắc trong giao tiếp   Những quy tắc trong giao tiếp Icon_minitimeTue Oct 30, 2012 10:26 am

Quy tắc 1:
Hướng tới những người có tiền đồ:

- Một số người có thái độ về cuộc sống "mệnh tại trời, phàm việc gì cũng không nên quá cầu thị". Đây được coi là một chủ nghĩa lạc quan
Bởi vì nhân sinh vô thường, không ai có thể nhìn trước tương lai. Vinh hoa trong nháy mắt có thể tan thành mây khói, ngược lại có kẻ thù ở tận đáy xã hội vẫn có khả năng đổi đời. Cũng như thế người tầm thường, xấu xa bông nhiên thay đổi 180 độ tiến thân như diều gặp gió, có người dốt nát bỗng lập được kỳ tích lớn lao, lưu danh sử sách, hay người điên bỗng có cống hiến vĩ đại cho nhân loại. Những trường hợp trên không phải là không có nhưng cũng chỉ như lông phượng, sừng lân, rất hiếm.
Trong cuộc sống những phút vinh quang lóe sáng ngắn ngủi của những người này không làm cho chúng ta chú ý, thậm chí không hề mảy may nghĩ đến việc sẽ kết giao với họ. Chúng ta vấn coi nhngx người tầm thường, người ngu dốt hay người điên là những người không có tiền đồ. Nói theo cách thông thường chúng ta hà tất phải lãng phí thời gian kết giao với những người đó. Một chuyên gia tâm lý nước ngoài cho rằng, người không có tiền đồ và không cầu thị là:
1. người không có chí hướng
2. Người vô trách nhiệm
3. Người không có lý tưởng
4. Người ích kỷ, tư lợi
5. Người ngu dốt
6. Người lười biếng
7. Người luôn tự ti
8. Người không có dũng khí đối mặt với khó khăn
Kết giao với những người trên đây nghĩa là chúng ta đang lãng phí chính cuộc sống của chúng ta.
Quy tắc 2: Người không có kẻ thù không phải là người tốt
Người ba phải đương nhiên không thể trở thành bạn tốt
Có câu "qquaan có một, địch có hàng nghìn", bạn bao giờ cũng ít hơn thù rất nhiều. Nhất là trong công việc, đồng sự và những người đi sau chính là đối thủ cạnh tranh. Nói chung, đồng nghiệp trong công việc, tình địch trong tình yêu... đều có thể coi là kẻ thù. "kẻ thù" ở đây không đơn thuần là chỉ đổi thủ cạnh tranh về mặt tinh thần mà chỉ những người có xung đột hết sức lợi hại, có thế biến người ta trở thành thù hận
Người có nhân cách hoàn mỹ thường không làm người khác cảm thấy khó chịu, không đắc tội hay gây hận thù với người khác. Bởi vì họ thường bưng bít thế giưois riêng của họ, ngụy trang bản thân họ. Do đó, rất khó tìm ra khuyết điểm hay nhận ra bản thân họ có kẻ thù hay không. Ngược lại, một số người dám làm dám chịu, không sợ đắc tội với người khác, đương nhiên mọi người dễ dàng nhận ra là họ có kẻ thù.
Việc giữ lập trường và lý tưởng của riêng cá nahan có thể gây bất đồng và xung đột với chính kiến của người khác và rất dễ dẫn tới quan hệ thù địch không đội trời chung. Vì thế, người nào đó không sợ đắc tội với người khác, dũng cảm kiên định với chính kiến của mình thì kẻ thù của anh ta càng nhiều. Đây cũng là hiện tượng hết sức tự nhiên. Ngược lại, người không có lý tưởng, không có tài năng hoặc không dám đưa ra chính kiến của mình, bề ngoài dường như họ không có người đối đầu hay kẻ thù nhưng cuối cùng họ vẫn là kẻ thất bại. Những người ba vành bảy vẻ thường gió chiều nào thổi theo chiều đó, không làm mất lòng ai. Họ dễ dàng thỏa hiệp chỉ vì cái lợi rất nhỏ trước mắt, thậm chí nịnh bợ ngoiýf khác. Thực tế cho thấy, loại người này không những không có ý chí, thiếu khả năng quyết oddans, mà còn không có giá trị tiềm tàng và thực lực cạnh tranh cao.
Tục ngữ có câu :Quân thù là huân chương của anh hùng, với ai cũng là bạn tốt, không thể trở thành bạn tốt của bất kỳ ai. Có nhiều kẻ thù mới có những tư tưởng và ý tưởng xuất chúng, mới tạo ra được những thành công siêu phàm

--Lưu ý, nên hiểu sâu sắc ý nghĩa của Kẻ thù -> hạnh phúc là đấu tranh -> nhưng đấu tranh không phải là đánh nhau <---
Quy tắc thứ 3: Trong quan hệ nên coi trọng chất, không nên coi trọng lượng
Một số người quan hệ rộng, lĩnh vực nào cũng có người biết đến. Một số cho rằng chỉ cần trao đổi danh thiếp, ngồi uống rượu với nhau một đôi lần có thể trở thành bạn tâm giao. Thực tế cho thấy những kiểu quan hệ này không được liệt vào quan hệ đích thực, bởi vì phạm vi rộng lớn của mối quan hệ khôgn phải là yếu tố then chốt quyết định sự thành bại của một quan hệ.
Quan hệ xã hội đích thực là quan hệ được thiết lập trên nền tảng thời gian và chiều sâu của nó. Nếu chỉ đơn thuần quen biết nhau, tình cờ gặp nhau hoặc giả khi bạn đứng trước những bước ngoặt của cuộc đời, mối quan hệ rộng lớn của bạn không có tác dụng gì thì chưa thể coi là quan hệ đích thực
Anh Quân vốn là phóng viên tin tức của một tờ báo nổi tiếng, vì tính chất công việc nên quan hệ xã hội rất rộng. Anh ta luôn lấy đó làm niềm tự hào kiêu hãnh và thường hay khoe khoang quen biết người này người nọ:
"Trước đây khi làm công việc nhà báo hay gặp gỡ bộ trưởng..."
Đối với những người tự đánh trống thổi kèn như vậy, khi họ nói ra, người biết thì chỉ cười xòa, người gặp chưa quen sẽ tưởng thật thậm chí nhờ anh ta giúp đỡ giưois thiệu những nhân vật mà như lời anh ta nói là có quan hệ rất mật thiết.
Một số người quen biết nhiều và tạo ấn tượng tốt đẹp với đối phương, song những quan hẹ bề nổi nông cạn này thực chất chỉ nhằm thỏa mãn cá nhân họ về số lượng mà thôi.
Đối tượng quan hệ, không nhất thiết phải giới hạn ở phạm vi những người nổi tiếng hay người có tài, họ có thể chỉ là những người bình dị sống lặng lẽ, không ai biết đến nhưng là người đối xử chân thành với bạn, lo lắng cho bạn và giúp đỡ bạn.

-Quan trọng là chất, k phải lượng
Nên tập trung thiết lập những mối quan hệ có chiều sâu đích thực
Người có quan hệ rộng, khi gặp chuyện khó, trong đầu xuất hiện ngay người bạn có thể giúp đỡ giải quyết, họ được coi là một trong những cao thủ về quan hệ xác hội. Vào thời điển cần thiết, bạn tìm được người thích hợp có thể giúp bạn một tay là mục đích thức tế quan trọng nhất và là nguyên nhân để bạn nỗ lực khi thiết lập một mối quan hệ. Tuy nhiên, không phải cứ quen biết nhiều người là có thể đạt được mục đích này. Nếu bạn khôgn biết được sở trường, tính chất công việc và quyền hạn của người mà bạn quan hệ, tất yếu khi bạn gặp khó khăn sẽ khôgn biết nên cầu cứu ai. Nói cách khác tính liên tục không đứt đoạn trong quan hệ là yếu tố cần thiết tuyệt đối.
Trong cuộc sống, bất kỳ ai cũng cần có quan hệ. Đặc biệt, ngày nay trong môi trường xã hội, kinh tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, hầu hết các quan hệ xã hội đều được hình thành từ các mối quan hệ làm ăn. Nhìn chung, các mối quan hệ trên thương trường hya quan hệ chức tước người ta thường quan tâm chú trọng đến hiệu quả của nó, ít khi có được những tình cảm thực sự chân tình. Còn các mối quan hệ thông thường có lẽ cũng chỉ là những tấm thiệp mời hay đôi lần chào hỏi, hàn huyên tâm sự trong bữa tiệc mà thôi.
Nếu trong cuộc sống hiện thực các mối quan hệ rộng rãi khôgn có cách gì để phát huy tác dụng của nó thì khôgn có gì đáng thổi phồng, khoe khoang cả. Một người có quan hệ rộng, có trong tay bộ sưu tập danh thiếp và quen biết nhiều nhưng không có cơ hội sử dụng các mối quan hệ đó vào cuộc sống hay công việc của bạn, thì rốt cuộc cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Vì vậy, dù có thể có ít mối quan hệ nhưng bù lại đó là những mối quan hệ đúng đắn và hiệu quả thì sẽ có tác dụng quan trọng hơn nhiều.
Về Đầu Trang Go down
https://kysume.forumvi.com
 
Những quy tắc trong giao tiếp
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Giao tiếp PC-VXL trong hệ SCADA
» Kỹ năng giao tiếp trong phối hợp nhóm
» Tài liệu học tiếng anh giao tiếp
»  Những nguyên tắc cơ bản của đàm phán
» NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỄN ĐÀN KỸ SƯ M&E  :: KỸ NĂNG MỀM :: Kỹ năng ứng tuyển - Viết CV - Phỏng vấn-
Chuyển đến